Digital Marketing: Vén màn sức mạnh của branded content trong chiến dịch Marketing
- digital marketing
- branded content, branding, digital marketing
- 28 August, 2020
Trong thế giới digital marketing, có rất nhiều cách để thực thi một chiến dịch truyền thông, nhiều kênh để truyền tải đến khán giả. Quảng cáo, tối ưu hoá, Influencers marketing,… mỗi cách thức có một độ hiệu quả nhất định. Gần đây “nhiệt” của quảng cáo đã giảm mạnh, thay vào đó branded content ra đời, với sức mạnh vô cùng mãnh liệt. Bài viết này Markdao sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện làm digital marketing bằng branded content.
Chuyên gia Digital Marketing giải mã Branded Content
Branded content (nội dung định hướng thương hiệu) là loại nội dung có hình thức dưới dạng bài viết, video, podcast hoặc thậm chí là các yếu tố trực tiếp mang lại giá trị gắn với người tiêu dùng. Đây là phương thức khác hoàn toàn với các loại nội dung quảng cáo thông thường như mọi người vẫn thấy (PR, quảng cáo banner, quảng cáo social media,..). Sự ra đời của Branded content như là xu hướng tất yếu của digital marketing khi người dùng ngày càng thông minh và cẩn trọng hơn, họ dần “cách li” với những mẫu content sặc mùi hoa chương.
Mục tiêu của branded content là thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và thúc đẩy sự tham gia thông qua những thông điệp thương hiệu, nội dung mang tính giải trí, mang lại lợi ích người tiêu dùng, đem lại trải nghiệm tốt hơn các loại nội dung truyền thống. Nielsen đã chỉ ra rằng, branded content chiếm tới 86% định hướng thương hiệu, trong khi đó đối với quảng cáo thông thường tỷ lệ này chỉ đạt 65%. Hiện nay, những nhãn hàng lớn trên thế giới đã và đang đua nhau ứng dụng Branded Content như một xu hướng digital marketing: Heineken, Nike, Adidas, Coca Cola… Kết quả đo lường của phương thức này mang hiệu quả cao hơn hẳn so với các loại quảng cáo thông thường khác.
Bước vào sàn đấu branded content, “đấu sĩ” digital marketing phải chuẩn bị
Các bạn làm digital marketing nên nhớ rằng, nhiều sàn đấu càng đem lại hiệu quả càng dữ dội thì độ khó càng cao. Như branded content, không phải cứ muốn là làm được đâu. Ít nhất bạn phải hiểu được những nguyên tắc sau:
“Người ta không chia sẻ quảng cáo nữa đâu dân digital marketing ơi!”
Đâu là câu chuyện tưởng đùa nhưng là thật trong ngành digital marketing. Thời đại Trust-commerce (thương mai niềm tin) lên ngôi, khách hàng ngày càng khó tính hơn với quảng cáo. Thời gian mọi người bỏ ra cho một đoạn quảng cáo đang ở mức ngắn kỉ lục, chỉ 5s. Những quảng cáo hiển thị dồn dập, cắt ngang chương trình chỉ làm người tiêu thêm khó chịu. Đó là tiền đề của nút chặn quảng cáo, và số người sử dụng nút này đang tăng lên đáng kể. Bởi lẽ, đa phần những quảng cáo này xuất hiện chưa đúng lúc và không có nội dung để người dùng có thể chia sẻ hay tương tác ngoài việc mua.
Bây giờ hãy tưởng tượng giữa việc branded content (nội dung định hướng thương hiệu) và quảng cáo nồng nặc “thuốc súng” nhé. Một bên là một bài viết ngôn từ bay bổng, hào nhoáng quảng bá về một địa điểm du lịch. Một bên lại là chia sẻ trải nghiệm thật, tuyệt vời của khách du lịch tại điểm đó. Không cần suy nghĩ lâu, tất nhiên bài viết chia sẻ tạo cảm giác chân thật dễ dàng “lấy lòng” người xem hơn rồi. Điều đó kích thích họ chia sẻ một cách tự nguyện và tạo độ tương tác tốt hơn so với bài quảng cáo tưởng là hấp dẫn đó.
Người đọc đặc biệt là giới trẻ (những người thuộc thế hệ Millenials, gen Z), họ có xu hướng tập trung rất ngắn đối với các mẫu quảng cáo, song họ rất thích đọc những bài viết hơi hướng chia sẻ kinh nghiệm hơn rất nhiều. Vì vậy, muốn gia nhập sàn đấu Branded Content, bạn phải tập thay đổi tư duy về chiến lược content digital marketing, hãy kể những câu chuyện thay vì những bài viết đầy tính quảng bá.
Digital marketing hiệu quả khi bạn tạo ra content “đáng” chia sẻ
Tại sao chúng tôi lại nhấn mạnh chữ “đáng” khi sản xuất content cho chiến dịch digital marketing. Bất cứ content nào về thương hiệu muốn truyền tải được người dùng, hãy cân nhắc xem nó có thỏa mãn được những câu hỏi dưới đây không:
· Nó giải quyết được vấn đề gì của người đọc?
· Nó có ích cho người thân của người đọc không?
· Nó có tính giải trí không?
· Nó có kể được một câu chuyện tích cực nào không?
· Nó mang lại thông tin gì mới?
Một ví dụ điển hình về branded content hiện đại đến từ Netflix với chiến dịch digital marketing cho film “Orange is New Black”. Netflix đã viết một bài báo về các tù nhân phụ nữ được xem như branded content trong The New York Times . Nội dung liên quan đến chương trình của họ – Orange is New Black , nhưng bài báo nói về chương trình. Bài báo nói về những vấn đề thực tế mà các tù nhân nữ trải qua, tạo ra sự quan tâm. Bằng cách thu hút độc giả quan tâm đến chủ đề, họ đã có thể thu hút nhiều khán giả hơn trong chương trình. Khi vừa xuất hiện đã khoảng 1 triệu độc giả của The New York Times xem bài viết này.
Chiến dịch digital marketing theo đuổi lâu dài, không phải ngắn hạn
Theo thống kế, hầu hết các khách hàng đều tìm kiếm trên internet trước khi mua hàng. Theo đó, hành động mua hàng trải qua thời gian nghiên cứu kĩ lưỡng, tham khảo ý kiến bạn bè… Do vậy, bạn cần xây dựng chiến lược xây dựng digital marketing content theo hơi hướng lâu dài.
Thứ nhất, điều này sẽ cải thiện thứ hạng của bạn trên công cụ tìm kiếm nếu bạn biết cách kết hợp SEO
Thứ hai, lâu dài sẽ tạo niềm tin hơn là gây “sốc” ngắn hạn dễ làm người dùng cảm thấy “bán tín bán nghi” khi chọn mua
Thứ ba, chiến lược lâu dài có thể duy trì được những khách hàng cũ và thu hút thêm cả khách hàng mới một cách thuyết phục.
Vì vậy, hãy suy nghĩ và điều chỉnh chiến lược content của mình theo cách lâu dài chứ không phải chỉ đổ tiền chạy ads ầm ầm để thu sale ngắn hạn. Thời đó qua rồi!
Digital marketing đích đến thương hiệu hãy sử dụng KOL cách khác
Nếu bạn là một Brand lớn có khả năng chi trả cho người nổi tiếng cùng quảng bá cho thương hiệu của mình thì hãy chọn lọc content dành cho họ. Như đã đề cập ở trên, thay vì dùng KOL (Key Opinion Leaders) để ca ngợi và kêu gọi fan mua sản phẩm, hãy đi một lối đi khách. Hãy áp dụng Branded Content cho chiến dịch digital marketing của bạn, để họ kể những câu chuyện hào hứng, chia sẻ cảm nhận thật sự thông qua quá trình trải nghiệm sản phẩm để người đọc có cái nhìn “khách quan” về thương hiệu của bạn
Thực thi digital marketing campaign phải kết hợp nhuần nhuyễn với mạng lưới PR
Sau khi xây dựng Branded Content hiệu quả, bước tiếp theo là lựa chọn kênh phân phối content. Bài viết có hay đến cỡ nào nhưng không nhiều người đọc thì cũng chẳng phải là hay. Và kênh Pr chính là tác nhân giúp lan truyền content digital marketing. Một ví dụ của Wall Street English sử dụng đa dạng kênh phân phối bài Pr của Ureka Media như: Native Ads trên 1000 websites trong hệ thống liên kết của Ureka, hiển thị trên Skype … Nhóm đối tượng nhắm đến là dân văn phòng và độ tuổi trên 25.