Social media planning hiệu quả gấp 3 lần nhờ 5 yếu tố quyết định
- SEO, social media
- digital marketing, social media planning
- 11 February, 2019
Social media planning đảm bảo thành công khi áp dụng 5Ws
Trong social media planning, có một sự thật thú vị mà nhiều người không chú ý là các chiến lược (strategy) và kế hoạch (plan) có rất nhiều sự giao thoa dù tầm quan trọng của 2 thành phần này thì chắc ai cũng biết. Hiểu một cách đơn giản thì chiến lược social media planning là những mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra, là cái đích mà bạn muốn hướng đến, trong khi kế hoạch là cách bạn làm để đi được đến cái đích đó. Để tiết kiệm thời gian tạo ra chiến lược và kế hoạch marketing nhất, ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu bạn về phương pháp 5Ws.
Phương pháp 5Ws là tập hợp 5 câu hỏi mà bạn nên đi tìm lời giải cho chúng trong quá trình lên kế hoạch thực hiện digital marketing. Bạn không nhất thiết phải sử dụng phương pháp này trong bất kì chiến dịch nào, tuy nhiên hãy xem đây là một gợi ý để hoàn thiện hơn nữa kế hoạch của chính mình. Bạn có thể tạo nhiều chiến lược cho mỗi kênh truyền thông xã hội của mình, miễn sao tất cả các chiến lược đó đều hòa hợp và đồng nhất với chiến lược social media planning chung nhất được đặt ra.
Quay lại với 5Ws, 5 câu hỏi mà các marketer cần trả lời gồm những gì?
Tại sao doanh nghiệp bạn lại muốn/cần làm social media planning? (W1)
Chữ W đầu tiên trong 5Ws là Why – Tại sao. Ý này liên quan đến những mục tiêu mà bạn đặt ra khi phát động chiến dịch social media planning. Bạn nên đặt cho mình những mục tiêu, để thứ nhất là bạn và đồng nghiệp sẽ không bị “lạc đường” trong quá trình làm việc. Hai là bạn sẽ có nhiều động lực để hoàn thành mục tiêu đã đề ra hơn. Lợi ích thứ ba là các mục tiêu này sẽ đóng vai trò như một thước đo giúp bạn kiểm tra tiến độ khi chiến dịch diễn ra, giúp bạn đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm sau mỗi chiến dịch. Theo các chuyên gia thì những chiến lược digital marketing thường gắn liền với 9 mục tiêu sau đây:
- Nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu
- Tăng lưu lượng truy cập đến trang web chính
- Tạo khách hàng tiềm năng mới
- Tăng doanh thu (bằng cách tăng đăng ký hoặc bán hàng)
- Tăng sự gắn bó của khách hàng với thương hiệu
- Xây dựng một cộng đồng xung quanh doanh nghiệp
- Cung cấp các dịch vụ về xã hội cho khách hàng
- Tăng lượng được đề cập, nhắc đến trên báo chí
- Tạo cơ hội để lắng nghe những cuộc trò chuyện, bàn luận về doanh nghiệp, thương hiệu
Bạn hoàn toàn có thể đề ra nhiều hơn một mục tiêu cho mỗi chiến lược social media planning, miễn là bạn có đủ nguồn nhân lực để hoàn thành chúng. Nếu doanh nghiệp bạn chỉ có một đội marketing nhỏ, sẽ tuyệt hơn khi các bạn chỉ tập trung vào 1 vài mục tiêu nhất định. Còn khi bạn tăng lượng mục tiêu lên thì số nhân sự cũng phải tăng lên, tốt nhất là mỗi nhóm nên chỉ làm việc với 1 hoặc 2 mục tiêu là vừa phải.
Đối tượng khán giả mục tiêu trong social media planning của bạn là ai? (W2)
Khi bạn đã xác định lý do cần đẩy mạnh quảng cáo trên mạng xã hội, điều tiếp theo là cân nhắc đối tượng khán giả mục tiêu của mình. Đây chính là trả lời cho câu hỏi Who – chữ W thứ 2 hai trong 5Ws. Hiểu biết và khán giả mục tiêu sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi sau đó dễ dàng hơn về việc bạn định chia sẻ điều gì, làm social media planning khi nào và ở đâu. Ví dụ như một thương hiệu về du lịch và đời sống thì khi biết được đối tượng khán giả mục tiêu của mình thích đọc về những địa điểm mới và mẹo du lịch hữu ích thì nên chia sẻ những nội dung như vậy trên các trang mạng xã hội của mình.
Một cách vô cùng hữu hiệu để xác định khán giả của mình là sử dụng nhân khẩu học và các điều tra về hành vi khách hàng. Để dễ dàng hơn bạn có thể làm theo mẫu sau:
- Họ là ai? (nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính, mức thu nhập, vị trí sinh sống, vv.)
- Họ hứng thú với những gì và liệu bạn có thể cung cấp những nội dung social media planning đó không? (nội dung giải trí, giáo dục, bài học kinh nghiệp, thông tin về sản phẩm mới, vv.)
- Họ thường truy cập vào những đâu khi online? (Facebook, Instagram, hoặc các trang mạng nào?
- Họ sẽ chú ý vào nội dung bạn đăng tải vào thời điểm nào? (cuối tuần, giờ nghỉ trưa, tối muộn, vv.)
- Tại sao họ chú ý những nội dung đó? (để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, để tăng cường sức khỏe, để cập nhật tin tức thời sự, vv.)
- Họ tiếp thu những nội dung đó bằng cách nào? (đọc các bài viết trên mạng xã hội, tham gia diễn đàn, xem video, vv.)
Bạn không nhất thiết phải xây dựng lại từ đầu đối tượng khách hàng mục tiêu, nhất là khi doanh nghiệp bạn đã hoạt động lâu năm và có nguồn khách hàng ổn định. Ngược lại đây còn là một lợi thế của bạn vì những người đã làm lâu năm sẽ có kinh nghiệm và hiểu về các đối tượng khách hàng chính rõ hơn.
Nội dung hấp dẫn là linh hồn của bất kỳ chiến lược social media planning nào (W3)
Đáng buồn là nhiều doanh nghiệp bắt tay ngay vào bước tạo sáng tạo nội dung ngay khi bắt đầu một kế hoạch social media planning. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các marketer hiểu hơn về tầm quan trọng của những bước đi trước mà các bạn nên thực hiện trước khi bắt đầu sáng tạo và chỉnh sửa những nội dung quảng cáo trên các kênh social media.
Quay trở lại bàn về nội dung của một chiến dịch social media planning, câu hỏi hỏi thứ 3 trong 5Ws, What am I going to share? – Mình nên chia sẻ những nội dung nào? chắc chắn làm đau đầu không ít marketers. Thường thì mọi người sẽ nghĩ đến dạng nội dung mình nên chia sẻ, phân vân giữa bài viết, hình ảnh hay video. Nhưng vì ở đây chúng ta đang nói đến các chiến lược, hãy lùi lại một bước và suy nghĩ ở cấp độ cao hơn. Thay vì loại nội dung, “chủ đề” mà bạn chia sẻ cũng rất đáng được lưu tâm.
Nếu bạn chọn một vài trường hợp thành công để nghiên cứu thì sẽ nhận ra rằng hầu hết họ đều có nhiều hơn 1 chủ đề chính. Sáng tạo và xây dựng nhiều chủ đề đa dạng là hoàn toàn tốt vì nó cho bạn không gian để chia sẻ một loạt nội dung thu hút khán giả tốt mà không gặp phải sự nhàm chán hay mất tập trung. Ở bước này, bạn sẽ nhận thấy tầm quan trọng và sức mạnh của việc xây dựng mục tiêu và đối tượng khách hàng ở các bước trên khi mà chúng giúp bạn định hình rõ những thách thức mà bạn sẽ gặp phải cũng như cho bạn những manh mối để giải quyết chúng.
Social media planning nên được triển khai ở đâu và vào lúc nào? (W4 & W5)
Where và When là hai chữ W cuối cùng trong 5Ws. Xác định việc sẽ chia sẻ content của mình đâu là bước tiếp theo trong quá trình xây dựng social media planning, hay nói cách khác là xác định nền tảng truyền thông xã hội mà thương hiệu của bạn sẽ xuất hiện trên đó. Sẽ là lãng phí tài nguyên và thời gian cũng như công sức khi cố gắng hiện diện trên tất cả những trang mạng xã hội. Khi bạn chỉ là con cá nhỏ trong đại dương, việc bắt đầu với càng ít trang càng cho bạn nhiều cơ hội và thời gian để tập trung và hoàn thành công việc hơn. Và cũng chính vì cắt giảm số lượng mà bạn nên đầu tư và chất lượng của nền tảng social media bạn lựa chọn. Lựa chọn khôn ngoan nhất là xây dựng profile hoàn hảo cho ít nhất một trong Big4 mạng xã hội – Facebook, Instagram, Twitter và LinkedIn – vì chúng thường xuất hiện ở những vị trí top trên trang kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google khi mọi người tìm kiếm về thương hiệu hay các sản phẩm của bạn.
Và một lần nữa phân tích mindset khách hàng sẽ trở nên hữu dụng ở bước này. Việc lựa chọn platform nào sẽ phụ thuộc vào đối tượng khán giả mục tiêu của doanh nghiệp. Các khách hàng tiềm năng thích và tham gia nhiều vào những trang nào? Lý do gì khiến họ thích những trang đó? Ví dụ như độ tuổi teen và thanh niên rất yêu thích Instagram vì nền tảng này cho phép họ chia sẻ hình ảnh, theo dõi bạn bè đang làm gì và liệu nhãn hiệu hay celeb họ yêu thích có cập nhật gì mới hay không.
Tuy nhiên, hãy nhớ là không phải lúc nào social media planning trên các trang lớn cũng tốt hơn. Với một số sản phẩm đặc thù, việc chia sẻ nội dung tiếp thị trên các forum hay các trang chuyên biệt sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn khi mà đối tượng khách hàng sẽ được tối ưu hóa vì hầu hết họ khi tham gia diễn dàn đều đã có niềm yêu thích nhất định đến chủ đề hay sản phẩm mà bạn muốn chia sẻ.
Hiểu điểm mạnh của mình cũng giúp việc thực hiện social media planning hiệu quả hơn
Một tiêu chí khác cũng cần cân nhắc đến khi lựa chọn nền tảng social media planning là doanh nghiệp hay sản phẩm của mạnh có điểm mạnh nào? Bí mật khiến bạn nổi bật hơn giữa các đối thủ cạnh tranh cùng thị trường là gì? Hãy xác định điều đó và tận dụng chúng vào việc lựa chọn kênh chia sẻ. Thông thường một kênh truyền thông xã hội sẽ tập trung phát triển mạnh một dạng nội dung nhất định hơn các dạng nội dung khác. Ví dụ như nếu bạn có đội ngũ copywriter chất lượng thì LinkedIn hay Medium là nơi dành cho bạn, ngược lại nếu doanh nghiệp sở hữu team design hình ảnh và video đẹp mắt thì Instagram và Youtube sẽ là bến đỗ tiềm năng hơn. Tuy nhiên đây cũng chỉ là một yếu tố nhỏ trong quyết định lựa chọn trang xã hội để chia sẻ.
Nên chia sẻ nội dung social media planning vào lúc nào?
Phần quan trọng cuối cùng trong quá trình xây dựng chiến lược của bạn là tìm ra thời điểm thích hợp để chia sẻ, đăng tải những nội dung mình đã chuẩn bị. Ở bước này, trước khi quyết định chính xác thời gian trong ngày và các ngày trong tuần để post bài, hãy xem xét các hành vi của nhóm đối tượng mục tiêu của mình. Họ thường sử dụng các kênh truyền thông xã hội vào thời điểm nào sẽ quyết định thời điểm mà doanh nghiệp bạn triển khai bước cuối cùng của một chiến dịch social media planning. Nếu bạn nghĩ điều này là không quan trọng thì hãy xem qua những ví dụ dưới đây, có thể chúng sẽ khiến bạn thay đổi suy nghĩ đấy:
- Với đối tượng là người hâm mộ thể thao, thời điểm trước và trong khi xảy ra các sự kiện thể thao là lúc họ tích cực tham gia các trang mạng xã hội nhất. Ngược lại, những người trực tiếp tham gia hoạt động thể theo, sau buổi luyện tập sẽ là lúc họ có mặt trên các trang social media để hạ nhiệt và thư giãn.
- Với đối tượng là người thích đi du lịch, họ sẽ hoạt động tích cực hơn trong những ngày cuối tuần hay trước các kỳ nghỉ lễ lớn, khi họ đang lên kế hoạch cho chuyến đi tiếp theo.
- Mẹ của các em bé nhỏ sẽ hay lên mạng xã hội khi họ cho con bú và giữa đêm. Ngược lại, các bà nội trợ sẽ tiêu thời gian rảnh rỗi vào khoảng thời gian trước giờ bữa ăn một chút, khi mà họ đã hoàn thành việc nấu nướng và đợi người thân về dùng cơm.
>> Xem thêm: Marketing online không hiệu quả có phải từ email marketing thiếu chuyên nghiệp?
Nếu suy luận thấu đáo từ nhiều nguồn tư liệu và ví dụ, bạn có thể nhận ra rằng không có một khung giờ vàng cố định nào để chia sẻ các nội dung digital marketing mà bạn đã làm. Tất cả phụ thuộc vào đối tượng khán giả của bạn. Vì vậy, đối với bước này, hãy tập trung vào các mẫu hành vi chung của khán giả mục tiêu.
Khi bắt tay vào thực hiện social media planning cần lưu ý những gì?
Khi đã có một chiến lược hoàn chỉnh, giờ đây là lúc bạn nên bắt tay vào thực hiện chúng một cách tỉ mỉ nhất. Phân công việc thích hợp với từng người trong nhóm, đề ra thời hạn thực hiện,… là những công việc không bao giờ thừa. Xác định ai sẽ giao tiếp với khách hàng là vô cùng quan trọng vì chúng sẽ chi phối đến thái độ và nhận thức của họ về hình ảnh thương hiệu mà doanh nghiệp bạn đang cố gắng xây dựng.
Lưu ý cuối cùng mà chúng tôi dành cho bạn, khi xây dựng kế hoạch cụ thể cho chiến lược social media planning của mình là hãy tập trung vào bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp, thị trường và khách hàng của mình. Hãy nhớ các quy tắc chỉ mang tính tương đối và thay đổi chúng như thế nào để tất cả các yếu tố tham gia, các thành phần hòa hợp với nhau mới là điều quan trọng nhất để thành công.
Công ty SEO uy tín hướng dẫn chọn tên miền (domain) để SEO hiệu quả
[…] Đọc thêm: Social media planning hiệu quả gấp 3 lần nhờ 5 yếu tố quyết định […]
Dịch vụ Digital Marketing trên Facebook phải “né" những từ sau
[…] Xem thêm: Social media planning hiệu quả gấp 3 lần nhờ 5 yếu tố quyết định […]