Marketing online không hiệu quả có phải từ email marketing thiếu chuyên nghiệp?
- SEO
- email marketing, marketing online
- 28 January, 2019
Marketing online hiệu quả khi biết cách tạo email marketing đúng luật
Theo một thống kê gần đây, email marketing online có tỷ lệ ROI trung bình vào khoảng 3.800% và 3,7 tỉ người dùng toàn cầu, thậm chí còn được dự đoán sẽ tăng lên tới 4,1 tỉ người dùng vào năm 2021. Với việc sở hữu những con số vô cùng ấn tượng này, dường như email marketing đang nắm trong tay một vị trí trong top 3 những nguồn cung cấp thông tin có sức ảnh hưởng nhất và đây chắc chắn là một tin vui với marketer. Tuy nhiên có một vấn đề là chính vì email trở thành thành phần quan trọng nhất trong chiến dịch marketing online của 95% tổ chức doanh nghiệp, cuộc chiến tranh giành khách hàng trong ngành này chưa bao giờ khốc liệt hơn thế.
Cạnh tranh cao rất dễ khiến các doanh nghiệp lạc lối trong việc vô vàn quy tắc, xu hướng và các bài học thực tiễn ngày càng nhiều trong email marketing. Và mặc cho có cố gắng bao nhiêu trong việc sáng tạo và ứng dụng những chiến lược marketing online hiệu quả nhất, các marketer cũng rất dễ phạm phải một số lỗi thông dụng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra chúng và giúp bạn làm sao để có tỷ lệ mở mail, tỷ lệ chuyển đổi cũng như sự gắn bó với khách hàng nhiều hơn.
Làm việc với danh sách email marketing online đã “hết hạn”
Như bạn cũng biết, các nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử thiết lập những yêu cầu về chất lượng danh sách mail, đồng thời đưa ra giới hạn số lượng về số lần trả lại và khiếu nại của khách hàng. Nếu không thường xuyên kiểm tra và cập nhật danh sách mail của mình, bạn sẽ bị gửi email marketing online đến hàng tá email “hết hạn”. Kết quả là bạn chạm phải mốc giới hạn số lượng mail để gửi thư, và thư của bạn tự động bị khóa.
Giải pháp để khắc phục vấn đề này là hãy dùng những dịch vụ xác thực email để phân tích danh sách mail. Chúng sẽ giúp bạn xóa đi những địa chỉ không hoạt động hoặc đáng ngờ. Bằng cách đó bạn có thể đảm bảo danh tiếng và nâng cao sự hiệu quả của chiến dịch email marketing online của mình.
Ngoài ra còn một cách khác là hãy xây dựng mail list của mình dần dần. Bắt đầu bằng việc thêm những địa chỉ liên lạc mới, những người đã theo dõi bạn trong 3 tháng gần nhất, vào danh sách gửi email marketing. Bên cạnh đó, dựa vào các số liệu thống kê, hãy xóa bớt những địa chỉ “xấu” trong danh sách. Sau đó, add những địa chỉ cũ (chiếm khoảng 15% trong tổng danh sách) vào danh sách vừa được làm mới và gửi mail cho họ. Lặp lại các bước này theo hàng tháng hoặc hàng quý tùy tình hình khách hàng của mình. Cách làm này có thể giúp bạn giảm bớt tác động tiêu cực của các hoạt động spam mail.
Chỉ gửi email khi cần thiết, không theo kế hoạch marketing online, không nhận feedback từ khách
Một phần ba số công ty chỉ gửi email đến khách hàng khi họ có gì đó muốn nói. Đây là một sai lầm tuy nhỏ nhưng lại dẫn đến sự thất vọng của khách hàng và kết thúc bằng việc họ hủy đăng ký nhận tin. Tại sao lại như vậy?
Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng để dễ hiểu hơn. Bạn theo dõi một kênh, thương hiệu nào đó nhưng mãi chẳng thấy họ có liên lạc gì với mình. Bỗng nhiên một ngày bạn nhận được email với lời chào mua sản phẩm nào đó. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy như mình bị lợi dụng và họ chỉ quan tâm đến mình khi họ cần mình tăng doanh số mua hàng cho họ. Và rồi tất cả sự thịnh nộ đó gửi vào nút “spam”. Và bạn biết trong email marketing online mà nhận được hàng trăm nút báo cáo spam thì thê thảm thế nào rồi đấy.
Hướng dẫn gửi email marketing online giữ chân khách hàng quan tâm
Cách tốt nhất là hãy định kì gửi thư đến danh sách mail của mình ngay từ đầu, thậm chí ngay cả khi bạn chỉ có một vài liên lạc trong đó. Gửi mail cho họ ít nhất một lần mỗi tháng, nhưng tất nhiên là cũng đừng gửi mail cho họ mỗi ngày. Trong trường hợp xảy ra sự gián đoạn giữa chừng (ví dụ như công ty bạn đột nhiên bị thiếu kinh phí và phải tạm dừng các hoạt động marketing online một thời gian), khi trở lại, hãy cố gắng khôi phục, làm “sống” lại danh sách mail của mình. Chẳng có cách nào gợi nhớ họ tuyệt vời hơn là cho họ những lời chào mời ngọt ngào, nhưng một món quà nho nhỏ hay một voucher hấp dẫn.
Bạn không thể nào gửi email marketing cho khách hàng vào bất kỳ lúc nào bạn muốn hoặc khi bạn có thời gian. Kết quả của trường hợp này sẽ là hiệu quả và open rate thấp đi kèm với lượng khách lớn hủy đăng ký. Hãy hệ thống hóa quy trình làm việc của mình bằng cách thiết kế một danh sách dành cho hàng tháng và quyết định ngày và thời gian lý tưởng nhất để gửi mail. Còn về tần suất gửi mail, nó sẽ phụ thuộc vào đối tượng và chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp bạn.
Bên cạnh đó, việc gửi email từ những địa chỉ admin hoặc địa chỉ mail mà không ai check bao giờ cũng là điều không nên. Email marketing online hoàn hảo không chỉ là bạn gửi mail và khách hàng nhận, mà còn là việc bạn nên tiếp nhận thông tin phản hồi từ họ và giải quyết chúng. Đó là dấu hiệu bạn cho khách hàng của mình thấy doanh nghiệp của bạn có thiện chí muốn giao tiếp và xây dựng mối quan hệ bền vững hơn với họ. Chính vì vậy, khi soạn thảo email marketing, bạn không nên chỉ chăm chăm vào giới thiệu sản phẩm và hướng người dùng đến trang web bán hàng mà hãy thêm vào đó những lời động viên họ cho feedback hoặc chia sẻ thêm các cách liên hệ khác hiệu quả và nhanh chóng hơn như cung cấp số điện thoại để bạn có thể hỗ trợ họ nhiều hơn.
Không xây dựng nội dung marketing online hấp dẫn cho email marketing
Email vô nghĩa mà chúng ta đang nhắc đến là những email chỉ thao thao bất tuyệt về công ty hoặc sản phẩm mà mặc kệ xem người nhận có hứng thú, có nhu cầu hay không. Tất cả những email kiểu này được tạo ra với không một mối bận tâm gì ngoài doanh số. Tất nhiên, người nhận có thể biết về sản phẩm mà bạn đang giới thiệu, nhưng tất cả cũng chỉ có vậy. Hiệu quả của các chiến dịch email marketing online không được đo lường bằng việc người ta có biết hay không, mà là người xem có bị hấp dẫn và click vào hay không.
Nếu trước giờ bạn vẫn mắc phải sai lầm này mà không hay biết thì giờ đây, trước khi bắt đầu một chiến dịch marketing online mới, hãy học cách hiểu và suy nghĩ như các khách hàng của mình. Tìm xem họ sợ, lo ngại và có định kiến gì về sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp để có quyết định giải pháp phù hợp hơn. Một cách hay là hãy thử viết một trải nghiệm tuyệt vời về việc sử dụng sản phẩm của mình, không chỉ đơn thuần là giới thiệu tính năng của chúng như trước.
Lựa chọn từ ngữ và giọng điệu cũng rất quan trọng trong khi viết email marketing. Marketer giỏi là người biết sáng tạo ra những email độc đáo và cung cấp thông tin hữu ích đủ để người đọc muốn mua hàng hoặc muốn chia sẻ nó với bạn bè họ.
Không phân đoạn và thiết lập cấu trúc hợp lý trong email marketing online
Nếu bạn gửi email marketing có phân đoạn rõ ràng các nội dung muốn trình bày, tỉ lệ email đó được mở sẽ cao hơn 14,64%, đồng thời lượt click vào các nút CTA, các đường link trong email sẽ tăng khoảng 60% và lợi nhuận thu về có thể hơn khoảng 18 lần. Việc không chia nhóm sẽ khiến cho một bộ phận người nhận cảm thấy thông tin bạn trao đổi không liên quan với nhau. Họ sẽ có thể hủy theo dõi bạn hay tệ hơn là báo cáo spam. Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi việc phân loại nội dung và khách hàng được mặc định là ưu tiên cao nhất đối với 80% marketers. Tính đến thời điểm năm 2019, đó không còn là sự lựa chọn nữa mà đã trở thành một điều bắt buộc trong chiến dịch marketing online.
Lời khuyên cho bất kỳ ai làm email marketing là trước khi soạn thảo nội dung tiếp thị, hãy xác định phân khúc khán giả cốt lõi và quyết định loại dữ liệu nào bạn sẽ trình bày trong email. Ví dụ như khi gửi mail cho nhóm khách hàng “trung thành” hãy gợi ý họ cung cấp feedback để củng cố thêm liên kết giữa bạn và họ. Trong khi đó, với khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng đã từng mua hàng một vài lần, bạn có thể gửi cho họ một vài lời đề nghị đặc biệt kiểu như mua hàng được khuyến mãi hoặc được tặng thêm quà tùy mức hóa đơn. Những email marketing được xây dựng dựa trên phân tích hành vi khách hàng được các chuyên gia khẳng định sẽ hiệu quả hơn hẳn email chung chung.
Quên mất tính cá nhân hoá khi thực hiện email marketing online
Nếu bạn phụ trách marketing online thì bạn đang là đại diện cho toàn bộ công ty của mình. Vậy nên mỗi hành động của bạn đều sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp. Và sẽ thật sai lầm nếu bạn gửi đi những email không chỉn chu, chứa tags lỗi hoặc sai tên người nhận. Điều này càng dễ xảy ra khi bạn gửi email marketing đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Thế nên trước khi quyết định gửi bất kỳ email nào, hãy check lại tất cả mọi thứ: từ tên người nhận, tags và đặc biệt là phần tùy chỉnh mặc định.
Lý do bạn cần phải chăm sóc các tùy chỉnh mặc định là mặc dù thông thường chúng giúp bạn đơn giản hóa khối lượng công việc, song bạn khó kiểm soát từng khách hàng một để thực hiện việc cá nhân hóa. Lỗi thường thấy ở các mặc định là chúng sẽ tự động điền họ của người nhận thay vì tên vào email. Dùng họ để gọi nhau ở nước ngoài là bình thường nhưng sẽ rất kỳ lạ nếu bạn sống ở Việt Nam.
Một lỗi khác nữa là nhiều người gửi email marketing theo danh sách lại quên tắt phần hiển thị các email khác được gửi cùng. Rất nhiều người không thích bị lộ thông tin cá nhân cho bên thứ ba, dù chỉ là một địa chỉ email. Sự cẩu thả trong việc vận hành marketing online không chuyên nghiệp còn đến từ việc bạn không chạy thử bản nháp của email để kiểm tra xem chúng có hoạt động tốt không. Ngay cả những marketer chuyên nghiệp nhất cũng không phải lúc nào kiểm soát được việc hình ảnh có hiển thị đầy đủ, rõ nét hay template, layout của email có thích hợp với các thiết bị di động của người dùng hay không.
Những lỗi này nếu nói là quá nghiêm trọng trong email marketing online thì cũng không hẳn, nhưng nếu bạn có thể khắc phục hoặc phòng tránh được, chắc chắn bạn sẽ ghi được kha khá điểm trong mắt khách hàng đấy.
Thông tin email marketing online sai lệch gây hiểu lầm, cố ý lừa dối khách hàng
Đây chắc chắn là điều tồi tệ nhất mà bạn có thể làm với những subscriber của mình. Nó sẽ góp phần phá huỷ cả chiến dịch marketing online mà bạn đang gầy dựng. Hãy thử tưởng tượng họ điền form thông tin cung cấp email cho bạn vì được hứa rằng họ sẽ nhận được mã giảm giá cho người mới hoặc tài liệu có ích nào đó nhưng khi bạn có email của họ rồi thì bạn không gửi lại những thứ đã hứa. Hoặc một người cung cấp địa chỉ email để có nội dung thông tin cần thiết thì bạn là gửi họ một email marketing để bán hàng. Hoặc là họ yêu cầu chỉ nhận mail mỗi tuần nhưng bạn lại gửi mỗi ngày. Tất cả những điều này chắc chắn sẽ gây nên những phản ứng tiêu cực từ khách hàng.
>>Xem thêm: 4 yếu tố trong dịch vụ SEO thường xuyên biến động mà bạn nên cẩn thận
Giải pháp thì tôi đoán là ai cũng rõ: Hãy giữ chữ tín. Hứa ít nhưng làm nhiều chắc chắn sẽ được đánh giá cao hơn là bạn cố gắng lừa lối hoặc chiêu trò để có được email của khách. Điều này không chỉ giúp xây dựng niềm tin của khách hàng mà còn biến họ thành những người ủng hộ thương hiệu của bạn khi xảy ra sự cạnh tranh với các đối thủ.
Không tận dụng triệt để tính năng marketing online của chủ đề email
Khách hàng khó tính đòi hỏi rất cao với các email họ được nhận, nhất là những email cần tính chuyên nghiệp cao như email marketing online. Có một số marketer lờ đi hoặc không biết tận dụng preheader – những chữ đầu tiên trong dòng tiêu đề email – mặc dù chúng là một cơ hội lớn để chiếm lấy sự chú ý của người nhận và thôi thúc họ click vào đó. Vậy nên nếu trước đây bạn chưa từng biết thì giờ đây bạn hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội này bằng cách chèn một dòng code vào HTML email của bạn để thêm một tiêu đề ảnh cho người dùng nhìn thấy khi nhận chúng. Một preheader tiêu chuẩn nên chứa tóm tắt nội dung thư, giá trị đi kèm (giá tiền) và CTA ngắn gọn nhất có thể.
Bên cạnh đó, gửi mail tối kỵ nhất mà nội dung và tiêu đề không liên quan với nhau, hoặc tiêu đề phóng đại, giật tít không phản ánh đúng nội dung mail. Vậy mới nói viết tiêu đề cũng là một nghệ thuật. Bạn có quyền thúc đẩy người nhận mở email của mình, nhưng sự thất vọng về nội dung không liên quan sẽ là điểm trừ cho toàn bộ chiến dịch marketing online.
Thiết kế email marketing online rập khuôn, không sáng tạo và có quá nhiều CTA
Hầu hết các nhãn hàng không thích chấp nhận rủi ro trong việc thay đổi và thử nghiệm những mẫu email marketing mới, thành ra là họ luôn dùng đi dùng lại chung một khuôn email giống như rất nhiều nhãn hàng khác. Tất nhiên việc này đảm bảo tính an toàn cho chiến dịch marketing online, nhưng chắc chắn sẽ gây nên cảm giác nhàm chán cho người nhận. Và liệu nếu chính bạn là khách hàng, bạn có muốn mở một email mà bạn biết chúng sẽ chẳng khác gì hàng trăm email bán hàng khác bạn đã nhận được?
Bạn hoàn toàn có thể cải thiện mẫu email marketing cũ kỹ, nhàm chán của mình thành một phiên bản khác tươi mới hơn, trẻ trung hơn, hấp dẫn hơn bằng cách phân tích các đối thủ dẫn đầu xem họ làm điều đó như thế nào, tham khảo các mẫu thực hành tốt nhất nhưng đừng sao chép chúng một cách không suy nghĩ mà hãy biến chúng của mình, thêm thắt các chi tiết của riêng doanh nghiệp bạn.
Lỗi cuối cùng mà tôi muốn nhắc đến trong bài viết này là việc một số người xây dựng email marketing với một loạt các CTA: từ đi đến website, theo dõi, mua hàng cho đến gửi feedback,vv… Người nhận dường như sẽ bị lạc trong khối thông tin đồ sộ mà bạn gửi đi và không biết nên bắt đầu từ đâu. Kết quả là chiến dịch marketing online qua email của bạn không đạt được hiệu quả như mong đợi. Thêm vào đó, khi đánh giá tiến độ bạn chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn khi phải theo dõi và phân tích quá nhiều chỉ tiêu với các số liệu khác nhau.
Mỗi email marketing chuyên nghiệp chỉ nên chứa duy nhất 1 CTA có nội dung liên quan nhất đến nội dung mà bạn muốn trình bày. Giúp người nhận hiểu là chính xác bạn đang muốn họ làm gì không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho đôi bên mà còn làm tăng conversion rate của bạn.
Digital marketing cho trang e-commerce và bí kíp xây dựng chiến lược hiệu quả
[…] >>Xem thêm: Marketing online không hiệu quả có phải từ email marketing thiếu chuyên nghiệp? […]
Social media planning hiệu quả gấp 3 lần nhờ 5 yếu tố quyết định
[…] >> Xem thêm: Marketing online không hiệu quả có phải từ email marketing thiếu chuyên nghiệp? […]